CUỘC THI “TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG TIM TÔI”

BÀI DỰ THI THỂ LOẠI VIẾT   –    MÃ SỐ DỰ THI : 13

Tên : Nguyễn Thị Bích Hạnh
Lớp : KQ14B
MSSV : 1454020090

…1h44 phút…tích tắc… tích tắc đồng hồ cứ quay,chỉ mình tôi với 4 bức tường hiu quạnh . Quặn lòng tôi tự hỏi: đã bao lâu rồi tôi chưa được ăn sáng cùng người thân yêu nhất của tôi..??..4 ngày nghĩ lễ ai cũng mang balô về quê ..còn tôi thì hít sâu một cái rồi cười nhạt một cái .. nhìn lên bầu trời chỉ để nước mắt khỏi tuôn rơi…có mấy ai thấu hiểu được tâm sự của một đứa con xa quê xa nhà xa bố mẹ xa anh em đến nơi đất khách để học tập và sinh sống…

485 ngày rồi ..cái ngày mà tôi hạnh phúc khi nhận được kết quả đậu đại học, cái ngày con gái mẹ vác balô lên và đi…cái ngày tôi thấy nước mắt mẹ rơi rất nhiều..tôi biết mẹ buồn và tôi cũng thế. Ngày tôi đặt bước chân của mình vào Sài Thành..cái ngày tôi trở thành tân sinh viên Đại học Giao thông vận tải TP.HCM – Đó là một dấu gạch đầu dòng cho một chuỗi việc tự lập của tôi sau này.

Thấm thoát đã 2 năm rồi cái ngày tôi còn ngơ ngác bước vào giảng đường đại học. Một thân một mình ngu ngơ lắm có biết gì đâu ?!! Ôm bộ hồ sơ trên tay tôi mừng lắm khi được các anh chị giúp đỡ nhiệt tình. Bây giờ khi mà tôi lớn thêm một chút có cảm giác thèm: thèm cảm giác của sinh viên năm nhất. Tôi còn nhớ lúc đó hăng hái lắm, được các anh chị trong các câu lạc bộ đội nhóm quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình vì vậy mà tôi đã lăn lê bò lết tham gia gần hết mà chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi. Bất kể chương trình hoạt động nào cũng đều có bản mặt tôi cả. Không phải tôi cần điểm rèn luyện mà đơn giản nơi đó rất vui, nơi đó mang cho tôi tiếng cười, nơi đó tôn trọng tôi, và ở nơi đó tôi có những người bạn thật sự. Và đặc biệt nơi đó cho tôi sự ấm cúng làm mai một đi phần nào đó nỗi nhớ nhà dài dẵng này.

Từ câu lạc bộ Kĩ năng đã rèn cho tôi được sự tự tin khi nói chuyện với người khác, cho tôi biết được cảm giác của việc bán hàng để từ thiện. Giai điệu trái tim; nơi giúp tôi tự tin với niềm đam mê của mình. Câu lạc bộ truyền thông giúp tôi tự tin về rằng không phải béo là không có khả năng múa. Đội công tác xã hội giúp tôi biết được mình như thế này là may mắn lắm vì còn nhiều hoàn cảnh rơi nước mắt hơn. Và một nơi tôi thích nhất tại ngôi trường đại học này – Văn phòng Đoàn – Hội Sinh Viên. Nơi đó cho tôi cả kĩ năng làm việc nhóm nơi đó có gương sáng để tôi noi theo. Nơi đó có những người bạn chia sẻ buồn vui và nơi đó nhớ đến ngày sinh nhật của tôi. Nếu ngày đó tôi không tham gia thì có lẽ bây giờ tôi đang hối hận lắm. Trước kia tôi hay sợ sệt chẳng dám làm gì nhưng có người đã bảo tôi rằng: Nếu cứ mãi nằm ì trong vỏ bọc như thế thì 4 năm sinh viên trôi qua uổng lắm. Thà mạnh dạn thử sức để biết mình yếu chỗ nào để sửa còn hơn cứ đứng yên chỗ rồi sợ sệt như thế. Mọi thứ ở Đại học bắt tôi phải chủ động nhiều, chứ không phải bị động như hồi phổ thông, ừ thì phải tự bỏ cái lớp màng nhộng ra khỏi người.

Tôi có nhiều người bạn chung trường nhưng mà mấy ai tham gia chỉ nằm ì đó rồi bảo đi chi cho mệt. Thật tiếc cho mấy bạn ấy rằng không có được cảm giác từ các chương trình. Hoạt động thường niên và mới mẻ của trường mình rất nhiều tuy nhiên do các bạn không chủ động cập nhật lên thôi vì số lượng sinh viên trường nhiều lắm không thể thông báo hết được. Như các chương trình việc tình nguyện mà trường mình tổ chức đều mang tính chất tự nguyện nếu các bạn cảm thấy khó chịu hay đi chỉ để kiếm điểm rèn luyện thì phí lắm .Vì cái bạn bỏ phí đó là công sức của những anh chị đã nổ lực hết mình để tổ chức ra,tôi đã từng thấy các anh chị đã chạy đôn chạy đáo, bỏ bữa, thức khuya, đổ mồ hôi cũng chỉ muốn mang lại cho mình được sự trải nghiệm. Công sức anh chị ấy bỏ ra tất cả là tự nguyện chỉ mong muốn xây dựng ngôi trường chung của mình phát triển thêm thôi.

Quãng đường làm sinh viên ngắn lắm mình không cố tạo ra kỉ niệm thì sẽ hối hận muộn mất. Năm nhất là năm dễ tìm cho mình những dòng chữ chép lên cuốn sổ kỉ niệm để lưu lại. Để có lúc ngồi vu vơ nghĩ lại mà thầm cười một mình. Bây giờ tôi đã lớn hơn rồi không còn cái cảm giác như năm nhất nữa. Phải lo nghĩ nhiều hơn không còn vô tư nhiều được. Ở cái chốn Sài Gòn bon chen này đâu đó còn có nhiều tình người khi tôi biết được mặc dù cô lao công nghèo nhưng mỗi lần cô nhặt được tài sản gì của sinh viên bỏ rơi, cô đều tìm cách trả cho bằng được – Nghĩa cử cao đẹp đáng học tập của một người lao động chân tay.

Cơ sở chính là nơi được coi là nơi chụp hình lí tưởng của bọn sinh viên chúng tôi, có hoa cây cỏ, và cả hồ bơi hoành tráng lắm. Đã là sinh viên thì cũng chẳng giàu mấy, có lúc phải ăn mì tôm chung với mấy đứa bạn kí túc xá ở cơ sở 2 cảm giác ấy vui lắm, khoảng thời gian ở tập thể kí túc xá à khoảng thời gian bựa nhất của tôi và các bạn. Tiếng chuông vang lên là sinh viên ba chân bốn cẳng chạy đôn chạy đáo vì sợ Bác bảo vệ cổng phụ cơ sở 3 khép lại. Một góc trên cao nhìn xuống sân trường với những phiến lá đang khẽ rơi ,tôi tự nhủ rằng qua ngưỡng cửa đại học thì mình sẽ sống như thế nào?!! Nhưng thôi lo vẫn cứ lo nhưng dặn lòng rằng phải không được để quãng thời gian sinh viên còn lại của mình trôi qua nhẹ nhàng. Mang trên mình chiếc áo tình nguyện của trường, tôi cảm thấy mình tự tin hơn. Trường đại học đã răn dạy tôi rất nhiều điều. Từ học tập tới đạo đức tới kĩ năng và tự tạo ra tiếng cười. Nếu như tôi khao khát có được những thứ tôi chưa bao giờ có,bạn phải chấp nhận với việc làm những thứ tôi chưa bao giờ làm-Cái giá của sự đánh cược.Cứ nông nổi, năng động dẫu kết quả có như thế nào vì tuổi trẻ chỉ có một.

Một trang giấy không thể nào trải bày hết được những điều đã xảy ra,nhưng nhiêu đây cũng đủ làm tôi luyến lưu mãi rồi. Hãy cứ vui cứ làm những gì mình thích cứ trải nghiệm các cuộc thi hấp dẫn nhà trường tổ chức, mặc cho những lời thị phi. Dẫu biết không có khả năng nhưng cứ thi đi, vì mỗi lần như thế cái ta nhận được sẽ là kinh nghiệm vì nơi đó sẽ mang lại sự tự tin cho cả bạn và tôi. “Hãy học cách trân trọng những gì đang có,trước khi thời gian khiến bạn phải trân trọng những gì bạn đã từng có”.